Động Vật Cảnh

Cá Tai Tương Châu Phi, Đặc Điểm, Cách nuôi, Giá Bao nhiêu?, Mua ở đâu?

Cá tai tượng Châu Phi là dòng cá săn mồi được nhiều người nuôi tại Việt Nam và là dòng cá cảnh săn mồi. Là loại cá dễ nuôi và chăm sóc và được nuôi thịnh hành tại Việt Nam trong khoảng tầm 3 năm trở lại đây. Với hình thức đẹp và giá rẻ, chúng được rất nhiều gia đình nuôi làm cảnh. Chúng là những giống cá cảnh khỏe mạnh,cách nuôi không phức tạp. Để chúng có thể đạt được màu sắc đẹp và khỏe đối với người nuôi không hề đơn giản.

Vậy các loại thức ăn nuôi cá tai tượng châu phi là gì? cách nuôi cá và mua cá tai tượng châu phi ở đâu giá bao nhiêu? cách nuôi cá ra sao? tất cả các câu hỏi được trả lời ở bài viết dưới đây nhé!

1 Đặc tính cá tai tượng Châu Phi

Cá tai tượng Châu Phi ( Astronotus ocellatus ) còn gọi là cá heo lửa hay cá tai tượng Da Beo. Đây là loại cá nước  ngọt được phát hiện lần đầu vào năm 1932 bởi Louis Agassiz và được tìm thấy nhiều trên các lưu vực sông Amazon và xuất hiện tại Peru, Colombia, Brazil, Ecuador.

Hiện nay cá tai tượng châu phi đều được nhập tới các vùng trên thế giới như Uc, Hoa Kỳ, Trung Quốc,..và cả Việt Nam.

Đây là dòng cá không phải hiền lành hay dễ bắt nạt chúng. Tính tính hung dữ, tấn công khi bị đe dọa về lãnh thổ, khi bạn nuôi nên lựa chọn cá phù hợp để nuôi chung với cá tai tượng, tránh xảy ra xung đột.

Cá có thể phát ra các rung động âm thanh ở tần số thấp xác định giới tính và thu hút bạn tình. Tuổi thọ trung bình của loài cá này dao động từ 10-15 năm. Hình thức sinh sản là đẻ trứng.

2. Đặc điểm hình dáng và tuổi thọ của cá tai tượng Châu Phi

2.1 Đặc điểm hình dáng cá tai tượng Châu Phi

Ngoại hình cá tai tượng châu phi có thân bầu dục, to lớn với chiều dài cơ thể từ 24-31 cm, cân nặng khoảng 1,5kg và có những con cá biệt có cơ thể lên 50cm, nặng khoảng 4kg/con.

Nhờ quá trình phối giống chọn lọc thế hệ F1 ra đời có màu sắc rực rỡ, thu hút người nhìn.Và trên thân cá có 2 màu chủ yếu là màu đen và cam hoặc màu đen với đỏ.

Phần miệng tròn, mỏng có màu đỏ, hàm dưới hơi đưa ra phía sau.

Phần vây to mềm mại, kéo dài xuống cuối đuôi trong như một chiếc quạt.

Lỗ mũi đặt ở phía trên miệng, được phân bố đều sang 2 bên.

Đặc biệt là khi chúng rơi vào tình cảnh chiến đấu với kẻ thù hoặc con mồi, cá có khả năng tự đổi màu.

2.2 Tuổi thọ cá tai tượng châu phi

Loài cá này rất ít khi bị bệnh, nhưng vào một thời kỳ nhất định cá cũng rất dễ bị nhiễm bệnh do ảnh hưởng từ con người và tự nhiên. Phụ thuộc vào cách nuôi cá Tai Tượng Châu Phi, cho cá ăn gỉ, thức ăn có đủ dinh dưỡng hay không…Tuổi thọ của cá tai tượng châu phi khoảng 10-20 năm.

3 Tập tính sinh sản của cá tai tượng Châu Phi

Nếu thấy 2 chú cá đực lao vào tấn công, cắn xé nhau đó là thời điểm cá cái sẽ ngoan ngoãn giao phối. Mùa giao phối và sinh sản của cá từ tháng 7 đến tháng 9 trong năm.Quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi bạn nên đặt một cục gạch vào trong bể để cá có thể làm tổ.

Sau khi cá đẻ trứng xong sẽ được xếp thành hàng trên cục gạch, quá trình đẻ trứng diễn ra trong khoảng 40 phút. Lứa đầu cho ra đời khoảng 300 trứng và tăng dần lên trong các lần sau.

Đây cũng là giai đoạn nhạy cảm, quyết định số phận sau này của cá con nên cá bố mẹ sẽ thay phiên canh gác trứng. Tránh gây ra tiếng động mạnh khiến cá hoảng sợ và có thể rời bỏ vị trí.

Sau 3-5 năm ngày trứng nở nên tách cá bố mẹ khỏi đàn con. Cho cá ăn các loại vi sinh vật, lăng quăng, bột cá để phát triển hơn.

4 Cá tai tượng Châu Phi có thể nuôi với các loài nào?

Nuôi cá tai tượng Châu Phi không khó và kể cả nuôi ghép với các loài khác. Cá tai tượng Châu Phi có thể nuôi riêng hoặc nuôi chung với các loài cá khác. Có thể nuôi cộng đồng với các loài cá lớn hơn như cá lóc cảnh hay cá rồng,…

Miễn là giữa các loài không có chênh lệch quá lớn về kích thước. Mỗi con cá trưởng thành thì một cặp trống mái sẽ chiếm một khu vực riêng để sống và sinh sản.

Vì vậy nếu nuôi chung sẽ có hiện tượng đánh nhau dễ gây thương tích và có thể dẫn đến tử vong, vậy nên chúng ta cần chú ý.

Khi nuôi ghép cá với nhau cần chú ý xem thức ăn của các loài cá có phù hợp với nhau hay không?

5 Cá tai tượng Châu Phi ăn gì?

Cá tai tượng Châu Phi là loài giống cá cảnh nước ngọt nhiệt đới nên hầu như cá tai tượng châu phi ăn gì cũng được không quá khắt khe. Không nên để cá bị đói vì không được ăn no chúng trở nên cáu gắt và hung dữ có thể sẽ tấn công các loài cá khác trong bể.

Thức ăn của cá cũng rất đa dạng vì là loài ăn tạp nên chúng có thể ăn mọi thứ mà chúng ta cung cấp như thực vật, trùn chỉ, trùn huyết, thức ăn khô hạt viên, các động vật giáp xác nhỏ,…Nếu bạn có điều kiện có thể mua thêm dế, giun đất, tôm con để cá ăn thay đổi và tăng cường thêm protein cần thiết. Bạn có thể tự nuôi ấu trùng hay mua thức ăn tại cửa hàng thủy sinh cho chúng và cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cá.

Mỗi bữa ăn chỉ cho cá ăn với số lượng vừa phải tránh cho cá ăn quá no sẽ dẫn đến tình trạng cá bỏ bữa và gây ô nhiễm nguồn nước.

6 Các loại thức ăn dành cho cá tai tượng Châu Phi

 

6.1 Cá tai tượng Châu Phi khi còn nhỏ ăn

Thức ăn của cá tai tượng châu phi khi còn nhỏ là có thể ăn các loài sinh vật phù du, giun nước và thức ăn dạng viên. Thành phần có trong thức ăn của cá phải có hàm lượng Albumin cao hơn 38%, vì Albumin là thành phần quan trọng của nhiều cơ quan trong cơ thể cá.

6.2 Cá tai tượng Châu Phi khi trưởng thành ăn

Thức ăn của cá tai tượng châu phi khi trưởng thành là có thể ăn các mồi sống như tôm đông lạnh, cá nhỏ, thức ăn cho cá dạng viên. Trước khi cho ăn mồi sống được nghiền nhỏ để hỗ trợ tiêu hóa của cá.

Nên cho cá ăn mỗi ngày 2-3 lần sau một giờ cố định, khi cá đã ăn no mà còn thấy thừa thức ăn thì phải vớt ra để tránh bị làm đục nước.

Nuôi cá tai tượng châu phi cần lắp đèn cho bể cá mỗi cần 2-3 giờ, nếu bể có kích thước 80*50*45cm thì cần bóng có công suất 25W. Việc chiếu sáng này giúp cá lên màu đẹp và hạn chế các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây có hại cho cá và đồng thời giúp phòng bệnh cho cá tốt hơn.

7 Cách nuôi cá tai tượng Châu Phi

7.1 Chuẩn bị hồ nuôi

Cá tai tượng châu phi là loài cá có kích thước lớn cần chọn bể bơi có kích thước tối thiểu là 90cm. Thiết kế hồ theo cách tự nhiên gồm nền cát mềm, ánh sáng tương đối mờ và một số rễ và nhánh gỗ lũa lớn.

Hệ thống máy lọc nên hoạt động 24/24 giờ,  sục khí nên bật ở mức trung bình để thúc đẩy cá di chuyển liên tục cũng như đảm bảo lượng oxy cần thiết cho cá.

Giống cá này không quá khắt khe về nguồn nước, nhưng nước luôn phải được đảm bảo sạch sẽ để  có thể kích thích cá nhanh hơn. Thời gian thích hợp để thay nước cho cá là 2 – 3 ngày thay nước một lần.

Cách thay nước là thả ống hút xuống đáy bể, hút sạch chất thải của cá và thức ăn thừa của cá. Mỗi lần chỉ hút đi 1/3 – 1/2 lượng nước có trong bể vì cá tai tượng châu phi là loài sống ở tầng đáy và giữa nên chúng ưa nước cũ.

Và có thể dùng nước máy sinh hoạt để nuôi cá tai tượng châu phi. Nhưng phải tiến hành tiêu độc khử trùng nguồn nước trước khi cho vào bể cá.

Cá Tai Tượng cần nhiều dưỡng khí và nhiệt độ phù hợp để cá lớn nhanh nhiệt độ là từ 22 – 26°C.

7.2 Chọn giống cá tai tượng Châu Phi

Hiện nay trên thị trường ở Việt Nam cá tai tượng châu phi có 2 loại bao gồm: Tai tượng Châu Phi nguyên bản và Tai tượng Châu Phi Albino. Tùy vào từng loại và kích cỡ mà nó có giá bán giao động từ 80.000đ đến vài trăm nghìn trên mỗi con.

7.3 Thức ăn của cá tai tượng Châu Phi

Cá tai tượng là dòng cá ăn tạp và nó có thể ăn được đa dạng các thức ăn  từ các thức ăn tươi sống như tôm, cá nhỏ, tép, … và các loại thực vật thủy sinh như rong, tảo.

Nếu nuôi cá trong hồ /bể có thể tập cho cá ăn các loại thức ăn công nghiệp. Như vậy sẽ giúp cá có thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và phát triển màu sắc tốt hơn.

8 Cách phân biệt giới tính của cá

8.1 Bằng cách quan sát

Về cơ thể thì cá đực có vóc dáng mạnh mẽ hơn còn cơ thể của cá cái thì dày và thô hơn.Phân biệt giới tính của cá không phải là việc dễ dàng mà đó là cả một vấn đề khó của những người chơi cá cảnh. Vì vậy có rất nhiều người chơi cá tò mò, nghiên cứu về sinh sản và sự phân biệt giới tính với loại cá này.

Cách nuôi cá Tai Tượng châu Phi khi phân biệt được giới tính có ý nghĩa rất lớn. Đó là sự ghép nối tự nhiên và để phân biệt được giới tính của giống cá này cũng khá là quan trọng.Cũng giống như các loài cá cảnh khác, việc phân biệt giới tính đều giống nhau về biểu hiện.

Phần đầu của cá đực sẽ hơi phình một túi đầu, cá cái thì không có.

Còn phần vây trên và dưới của cá đực nhọn hơn còn của cá cái tròn hơn. Đối với cá cái đang mang thai thì bụng sẽ hơi nhô lên.

Vây hậu môn của cá cái tương đối nhỏ.

Về phần màu sắc của cá đực thì có màu sắc rực rỡ hơn, ở hai bên mang và đuôi có ánh vàng.Còn về cá cái thì tương đối yếu về màu sắc.

8.2 Bằng cách đối với việc sinh sản

Giống cá cảnh này được ghép tự nhiên và nhân giống trong điều kiện tự nhiên.Để phân biệt được giới tính của cá cần phải có một sự hiểu biết nhất định về chúng. Trước khi sinh sản, cá sẽ giao phối và sau đó cá chọn trên bề mặt nhẵn để sinh sản. Sau khi đẻ trứng xong nó sẽ tập chung vào việc bảo vệ trứng đến 36 – 48 giờ sau khi trứng nở.

Có thể nói nuôi cá Tai Tượng châu Phi cũng cần phải quan tâm tới vấn đề giới tính, thức ăn cho cá sinh sản. Việc này có thể giúp chủ nuôi kiểm soát được quá trình sinh đẻ và có thể chọn lọc được những con giống tốt nhất để  phối giống.

Cá con sau khi được sinh ra, cá ăn gì cũng rất cần thiết và phải đảm bảo cung cấp thức ăn cho cá đầy đủ chất dinh dưỡng.Và đảm bảo chất lượng nguồn nước. Cá tai tượng châu phi sinh ra có nguồn gen tốt là một chuyện nhưng sức khỏe ra sao thì cần phụ thuộc vào việc chăm sóc nữa.

9 Các bệnh hay thường gặp ở cá tai tượng Châu Phi

9.1 Bệnh thối vây và đuôi

Bệnh thối vây và đuôi ở cá tai tượng Châu Phi tuy không nghiêm trọng nhưng xuất hiện lại nhiều nhất.Dấu hiệu nhận biết rõ là phần đuôi, vây chuyển dần sang màu trắng hoặc nâu còn  nặng hơn thì có thể khiến vây,đuôi bị rụng, cá bỏ ăn và bơi lờ đờ trong bể. Cần phải chữa trị kịp thời nếu không nó có thể ăn sâu tới phần chân vây và đuôi,  khiến cho bệnh của cá càng nặng hơn.

Một số nguyên nhân gây bệnh như: chất lượng nguồn nước không đảm bảo, cách bắt cá bị sai hoặc có thể cá lây bệnh từ đồng loại.

Cách xử lý như sau:

Hút sạch cá phần cặn bẩn tích tụ ở dưới đáy bể.

Thay 50% lượng nước có trong bể, tính toán lượng pH, nhiệt độ và nồng độ Clo phù hợp.

Tách các con cá mắc bệnh sang một bể riêng để ngăn chặn bệnh lây lan cho những con cá khác.

Nhỏ 1 lượng thuốc kháng sinh Melafix vào bể của cá theo lời khuyên của bác sĩ thú y.

Hàng ngày theo dõi để xem xét mức độ hồi phục của cá.

9.2 Bệnh bọt khí

Bệnh bọt khí là một trong những bệnh mà cá dễ mắc phải, với tần suất phát bệnh không cao. Biểu hiện chính là trên cơ thể của cá có rất nhiều bọt khí nhỏ, chủ yếu là ở phần vây bụng, vây lưng và phần bụng của cá tai tượng châu phi.  Nguyên nhân là do cách nuôi cá sai quy trình.

9.3 Bệnh đốm trắng

Triệu chứng dễ nhận thấy khi cá mắc bệnh là thân cá thường xuất hiện nhiều đốm trắng liti trên cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do động vật nguyên sinh gây ra, là một loài trùng đốm trắng. Chúng sẽ xâm nhập vào tế bào trên vảy và da của cá. Quá trình sinh sản vô tính làm hình thành nên những bao nang nhỏ màu trắng. Chúng phá bỏ các lớp năng và chui ra ngoài sau đó bơi vào trong nước, rồi sau đó quay lại vào cơ thể cá để thâm nhập vào các lớp vảy và da, hình thành nhiều đốm trắng nhỏ hơn.

Mặc dù bệnh lý không nguy hiểm nhiều tới tính mạng nhưng nếu không được xử lý kịp thời sẽ để lại các vết sẹo lõm trên cơ thể cá.

Các đốm trắng sẽ gây ngứa toàn cơ thể khiến tình tình của cá càng trở nên hung dữ hơn và gầy đi, rất ít hoạt động.

Biện pháp chính là nên tách riêng cá bị bệnh sang một bể khác để bôi thuốc và điều trị. Bể cũ cũng nên thay nước mới và khử trùng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn cho cá.

9.4 Bệnh bị rụng vảy

Bệnh rụng vảy cũng là một trong những bệnh thường gặp ở cá, tình trạng vảy cá bị rụng và bong tróc có thể quan sát một cách dễ dàng.

Nguyên nhân gây nên bệnh rất nhiều cũng như  kỹ thuật chăm sóc và cách nuôi cá Tai Tượng châu Phi không thích hợp. Và cũng có thể do cá đánh nhau, làm cá bị hoảng sợ hoặc do thức ăn cho cá không hợp. Cần phải căn cứ vào những nguyên nhân để lựa chọn phương pháp chữa trị đúng đắn nhất cho cá.

Các bệnh thường gặp ở giống cá này không quá nhiều. Dù ít hay nhiều thì điều này cũng không hề tốt và cách chữa trị cũng mất rất nhiều thời gian và công sức. Vậy nên, tốt nhất bạn có cách nuôi cá Tai Tượng châu Phi tốt ngay từ đầu tránh những bệnh cho cá.

10 Cách phòng và trị bệnh cho cá tai tượng châu phi

Nếu bạn đã biết cách nuôi cá Tai Tượng châu Phi và  lựa chọn thức ăn cho cá phù hợp thì chúng sẽ có sức sống rất mạnh, rất  ít khi mắc bệnh. Không vì thế mà chúng ta có thể bỏ quên việc phòng bệnh cho cá. Cách đơn giản nhất để phòng bệnh cho cá là giữ nước bể luôn sạch và  tránh vi khuẩn phát sinh.

Các bệnh ở cá thường xảy ra vào mùa hè hoặc thời điểm giao mùa. Biểu hiện của cá bị bệnh là kém ăn và thấy phản xạ kém. Trên thân thường có đốm hoặc tổn thương,  và tùy theo bệnh sẽ có thời gian ủ khác nhau.

Không nên sử dụng thuốc hay thức ăn cho cá Tai Tượng châu Phi nếu bạn không có kinh nghiệm, thường thì mỗi loại thuốc cho cá sẽ có liều lượng khác nhau tùy theo giống và tình trạng của cá. Khi cá bị bệnh, giá của cá cũng bị giảm đi vì không còn giá trị nữa.

11 Mua cá tai tượng Châu Phi ở đâu? giá bán bao nhiêu một con?

Dòng cá này hiện nay đã được nhân giống thành công tại Việt Nam nên các bạn có thể tìm mua hầu hết tại các trang trại cá cảnh.Ở Việt Nam, giá cá Tai Tượng châu Phi khá đa dạng và cũng không khó để tìm mua được cá Tai Tượng châu Phi giá rẻ.

Việc nhân giống cá này trong nước đã giúp cho giá của cá Tai Tượng châu Phi ổn định hơn. Vì số lượng cung khá lớn mà mức giá bán của cá tai tượng Châu Phi cũng tương đối rẻ, phụ thuộc vào từng thời điểm, kích thước cơ thể và màu sắc của cá mà bạn có thể mua giống và thức ăn cho cá tại các cửa hàng cá cảnh lớn uy tín tại Hà Nội, TP.HCM…

Giá bán cụ thể như sau:

Đối với cá Tai Tượng châu Phi size nhỏ thì chi phí từ 40k-70k/con

Đối với cá Tai Tượng châu Phi size trung, kích thước trên 15cm thì chi phí từ 100k-200k/con

Đối với cá Tai Tượng châu Phi size lớn, kích thước trên 20cm thì chi phí từ 300k-500/con.

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu toàn bộ những cách nuôi giá bao nhiêu? mua ở đâu? và các lưu ý quan trọng khi nuôi cá tai tượng châu phi. Và mình hy vọng rằng, bài viết trên sẽ giúp phần nào cho các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích để có thể chăm sóc cá của bạn một cách tốt nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *