Blog Động Vật Có Xương Sống

Thức Ăn Cho Thỏ – Hướng Dẫn Cho Thỏ Ăn, Phòng Bệnh Đúng Cách

Thỏ là loài được nuôi rất phổ biến trên toàn thế giới, hiện là một trong những động vật được rất nhiều hộ gia đình chăn nuôi nhằm phát triển kinh tế và có nhiều hộ gia đình giàu lên từ ngành chăn nuôi thỏ. Một phần do thỏ có khả năng ăn được hầu hết các loại lá, cỏ và củ quả…Do đó thức ăn nuôi thỏ không hề khó tìm như với một số loài vật khác. Việc chăn nuôi thỏ không quá khó nhưng để nuôi thỏ thành công thì chúng ta cần phải nắm vững rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm về hệ tiêu hóa, đặc điểm sinh sản và sinh lí của thỏ. Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc chăn nuôi thỏ. Nếu bạn còn thắc mắc thỏ ăn gì? kỹ thuật chăm sóc thỏ, một số lưu ý về các loại thức ăn cho thỏ và cách hướng dẫn cho thỏ ăn đúng cách. Bài viết dưới đây Animalsworld.vn sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên.

1. Thỏ thích ăn gì?

Thỏ là loài động vật hiền lành, thức ăn chủ yếu là các loại rau khoai lang,rau lục bình, các loại lá vông,lá mít, các loại củ…đặc biệt là  cà rốt. Nếu nuôi thỏ dưới mô hình hoặc trang trại thì chúng ta cần phải chú  ý những loại thức ăn đảm bảo, đầy đủ dinh dưỡng để thỏ phát triển và có nguồn thu nhập tốt. Dưới đây là một số thức ăn cho thỏ các bạn có thể tham khảo.

2. Các loại thức ăn cho Thỏ

2.1 Thức ăn xanh

Chủ yếu là loại thức ăn giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ có nhiều trong tự nhiên như:

  •  Các loại củ: một số loại đậu như đậu bông biếc, đậu cove,củ đậu, sắn dây, su hào, bắp cải…và đặc biệt là củ cà rốt, củ khoai lang, củ cải…
  •  Các loại cỏ: một số cỏ voi, cỏ chỉ, cỏ vừng, cây mật gấu, cỏ lá tre, lá vông, lá mít, các loại rau như rau muống, rau má, rau khoai lang, lá chuối hay gốc chuối non…các loại trái như dưa hấu, chuối, đu đủ….

2.2 Thức ăn bổ sung đạm

Một số sản phẩm của ngành công nghiệp như là bột thịt, bột cá và các loại dầu như dầu dừa, đậu phộng, đậu nành…Thức ăn bổ sung đạm chỉ để trộn thêm vào các bữa ăn của thỏ chứ không nên cho ăn riêng.

2.3 Thức ăn khô

Là những thức ăn xanh được phơi khô, cất kỹ để dành cho mùa đông khi các loại rau củ, cỏ khi khan hiếm thì lấy ra cho thỏ ăn.

2.4 Thức ăn giàu tinh bột

Chủ yếu của ngành nông nghiệp như ngô, khoai, lúa, sắn…Riêng đối với lúa và ngô thì phải ngâm nước cho mềm và nảy mầm ra thì khi cho thỏ ăn sẽ rất tốt vì mầm lúa, ngô chứa khá là nhiều vitamin B1,B6, A và C…giúp cho thỏ bổ sung tốt năng lượng.

Ngoài ra còn cần bổ sung thêm ngũ cốc, cơm, đậu phộng nhưng chỉ với lượng vừa đủ. Mỗi bữa ăn chỉ nên cho thỏ ăn khoảng 1 nắm tay là đủ.

Nếu muốn thỏ phát triển và tăng cân nhanh thì có thể cho thỏ sử dụng thêm cám viên. Vì cám viên là loại giàu năng lượng và dinh dưỡng. Thức ăn này chỉ nên cho thỏ ăn nhiều khi chúng trong khoảng tuổi từ 7 tuần đến 7 tháng thì dừng. Từ 7 tháng tuổi trở đi nên cho thỏ ăn ở mức hạn chế là 5% so với trọng lượng cơ thể chúng. Không nên lạm dụng cám viên sẽ làm cho thỏ có khả năng béo phì và giảm khả năng giao phối,  sinh sản của thỏ cái và  đực giống.

Xêm thêm: Bọ ngựa ăn gì?

2.5 Nước uống cho Thỏ

Nhiều người có quan niệm sai lầm là thỏ không cần uống nước vì từ xưa đã vậy. 

Nhu cầu nước uống đối với thỏ là rất cần thiết, nhất là thỏ được nuôi trong công nghiệp vì ăn nhiều thức ăn khô như cám viên, cỏ khô thì lại càng khiến thỏ khát nước hơn.

Do đó nếu cơ thể của thỏ không được cung cấp đủ nước thì thỏ sẽ trở nên hốc hác, còi cọc và chết dần.

Thường thì một con thỏ khoảng vài tháng tuổi trung bình uống đến 225ml nước/ 1 ngày.

Còn thỏ mang thai và thỏ đực giống uống đến 550ml nước/ 1 ngày.

Thỏ đang nuôi con thì cần đến 1000ml nước/ 1 ngày để tiết được nhiều sữa nuôi con.

Người nuôi phải cho thỏ uống nước đều đặn mỗi ngày, cần chú ý nguồn nước phải sạch sẽ,  nước uống tốt nhất của thỏ là nước máy sau đó là nước giếng và nước mưa. Không nên để nước tồn đọng qua đêm vì thỏ uống phải sẽ dễ mắc bệnh. Đồng thời cần phải vệ sinh chuồng, máng uống nước sạch sẽ thường xuyên trước khi cho nước mới vào cho thỏ uống.

3. Thỏ ăn gì tốt nhất

Thức Ăn Cho Thỏ

Những thức ăn được đề cập ở trên đều tốt khi sử dụng cho thỏ.Cần lưu ý về nước uống, thức ăn phải đảm bảo sạch sẽ. Không thể khẳng định thỏ ăn gì tốt nhất vì chúng hoàn toàn có thể ăn những thức ăn kể ở trên. Hợp lý nhất là cách bố trí phối hợp thức ăn xoay vòng thích hợp giúp kích thích ăn ngon miệng cho thỏ. Thức ăn 2-3 ngày đổi lại một lần, không nên cho thỏ ăn quá nhiều rau trong một ngày.

Còn thỏ sinh sản phải cần bổ sung thêm các loại vitamin vào thức ăn hoặc nước uống và cần phải tăng lượng thức ăn mỗi ngày lên.

Xem thêm: Bọ Cánh Cứng Ăn Gì? 

4. Cách hướng dẫn cho Thỏ ăn

Một trong những khâu phức tạp trong quá trình nuôi thỏ là cho thỏ ăn. Vì ở mỗi lứa tuổi chế độ ăn của thỏ khác nhau, mỗi bữa ăn phải đa dạng và đủ chất, để thỏ không bị ngán và chán ăn, phải trộn đều nhiều loại thức ăn theo khẩu phần ăn của thỏ.

4.1 Sơ chế thức ăn

Thức ăn của thỏ đa số đều có thể cho ăn trực tiếp mà không cần sơ chế. Nhưng cũng cần lưu ý một số trường hợp sau:

   Củ quả phải thái lát mỏng từ 0,5-1cm hoặc thức ăn khô thì nên cắt khúc khoảng 20cm.

   Thức ăn dạng bột mì nên trộn với nước để tránh bột khô bay vào mũi thỏ khi thỏ ăn và giảm sự lãng phí thức ăn.

   Thức ăn dạng ngô, lúa nên ngâm nước cho mềm trước khi cho thỏ ăn để thỏ dễ ăn và tránh được nguy cơ bị tiêu hóa.

Tuyệt đối không nên cho thỏ ăn một loại thức ăn trong nhiều ngày liên tiếp.

4.2 Khẩu phần ăn

Chúng ta nên đa dạng nguồn thức ăn giữa các bữa ăn và cân đối lượng thức ăn phù hợp để cho thỏ kích thích ăn ngon và phát triển mạnh. Như sau:

Loại thỏ Thức ăn chứa tinh bột ( g/con ) Các loại rau củ ( g/con ) Các loại cỏ 

( g/con)

Các thức ăn khác ( g/con )
1-2 tháng tuổi 10-20 20-30 200-300 10-20
2-3 tháng tuổi 20-30 30-40 300-400 20-30
3-5 tháng tuổi 30-40 40-50 400-500 30-40
Thỏ trưởng thành 40-60 50-60 600-800 40-60

Cho thỏ ăn bằng cách trộn đều tất cả các loại thức ăn vào với nhau rồi cho vào chuồng thỏ ăn.

Thỏ trưởng thành,nếu nuôi lấy thịt  thì nên đẩy mạnh lượng thức ăn có chứa tinh bột để giúp thỏ phát triển mạnh hơn. Việc chăm sóc thỏ cái giống và đực giống thì cần phải có thực đơn cụ thể trong các ngày cho thỏ. Ví dụ như:

Ngày Các loại thức ăn Khẩu phần ăn ( g/con )
Thỏ đực Thỏ cái
1 Cám gạo 5 2
Gạo lứt 30 25
Cỏ tây 200 150
Rau muống 20 70
2 Ngô hạt 20 15
Gạo lứt 20 15
Cỏ tây 200 150
3 Cà rốt 60 50
Cỏ voi 180 150
Thóc mầm 25 20

 

4.3 Hướng dẫn cách cho thỏ ăn

Thức ăn dạng bột, ướt nên dùng một cái máng nhỏ, dài để đổ thức ăn vào rồi đem vô chuồng cho thỏ ăn. Còn thức ăn xanh như rau, củ, quả…thì có thể trải trên sàn chuồng cho thỏ ăn.

Thức ăn của thỏ khá nhiều nhưng cũng cần cung cấp nước uống cho thỏ, nhất là vào ngày nắng nóng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho thỏ.

5 Các biện pháp phòng bệnh trong việc chăn nuôi Thỏ

Thức Ăn Cho Thỏ

Việc phòng bệnh cho thỏ rất là quan trọng vì nếu như dịch bệnh xảy ra sẽ khiến người nuôi phải chịu tổn thất rất lớn. Thỏ là động vật thích nghi cao nhưng cũng dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nên muốn thỏ luôn khỏe mạnh và có sức đề kháng cao

Chúng ta cần nắm rõ một số biện pháp sau:

  • Trong chuồng nếu có thỏ bị bệnh nên cách ly ngay để không bị lây sang những con khỏe mạnh khác.
  • Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh chuồng sạch sẽ, thoáng mát và chú ý nơi chứa đựng thức ăn, nguồn nước uống phải sạch nếu không sẽ chứa nhiều mầm bệnh.
  • Tắm cho thỏ mỗi ngày và cung cấp thức ăn chứa nhiều dưỡng chất để đảm bảo thỏ không bị thiếu vitamin,chất xơ, đạm…Tiêm vaccine đúng lịch. Cần quan sát và theo dõi thỏ chặt chẽ như vậy sẽ phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường ở thỏ.

Từ đó mà việc chăn nuôi thỏ ngày nay trở nên rất phổ biến. Chủ yếu là các nông dân  chăn nuôi thỏ, các doanh nghiệp chủ yếu tiêu thụ nguồn thịt thỏ. Và nhờ vậy mà ngành chăn nuôi thỏ được định hướng với những bước đi đúng đắn nhất. 

Qua bài viết này tôi hi vọng sẽ giúp được các bạn phần nào hiểu về thức ăn cho thỏ và kỹ thuật nuôi thỏ cũng rất đơn giản, không đòi hỏi người dân phải có nhiều chuyên môn. Nguồn thức ăn cũng rất đa dạng nên các hộ gia đình có thể tận dụng trong cuộc sống hằng ngày. Những chia sẻ của chúng tôi ở trên có thể giúp các bạn áp dụng vào thực tế để có kinh nghiệm, chăm sóc thật tốt cho những đàn thỏ của mình nhé.

Xem thêm: Con Xén Tóc là gì? Ăn gì

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *